Tiềm năng sản phẩm OCOP Nghĩa Hưng

Đến nay Huyện Nghĩa Hưng có 25 sản phẩm OCOP, trong đó 24 sản phẩm OCOP 3 sao, 1 sản phẩm OCOP 4 sao của 19 chủ thể OCOP; 13/24 xã, thị trấn có sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của huyện đều là những sản phẩm truyền thống, đặc trưng tại địa phương như các sản phẩm Gạo nếp, gạo huyết rồng, nước mắm, cá chạch kho, cá trắm kho và các sản phẩm chế biến từ nông sản,….

Trong đó với một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện:

Sản phẩm Gạo nếp bắc Nghĩa Bình sản OCOP 4 SAO của HTX sản xuất kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình – xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng. Gạo nếp Bắc Nghĩa Bình là loại gạo hạt tròn, dẻo, thơm; có chất dinh dưỡng cao được sử dụng để nấu xôi, làm bánh, nấu cơm,.. có mùi thơm rất đặc trưng và được rất nhiều người ưa dùng ưa chuộng. Gạo nếp Bắc Nghĩa Bình là giống truyền thống nếp cái hoa vàng, có thời gian sinh trưởng từ 155 đến 160 ngày, hạt gạo tròn màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng. Các khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tạo ra thành phẩm đều đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và theo quy trình VietGap. Việc xây dựng thành công các sản phẩm gạo OCOP đã nâng cao giá trị hạt gạo Nghĩa Bình lên 10-15% so với gạo sản xuất đại trà, tăng thu nhập cho nông dân. Mỗi năm, HTX cung ứng hơn 20 tấn sản phẩm OCOP gạo nếp Bắc.

Sản phẩm Gạo mầm tươi OCOP 3 SAO của HTX THANH NIÊN NAM ĐẠI DƯƠNG – xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Gạo mầm của HTX hoàn toàn còn tươi sống, hạt gạo có thể phát triển thành một cây lúa bình thường khi được chăm sóc phù hợp. Vì hoàn tươi sống do đó các chất dinh dưỡng như GABA, CATALASE, INOSITOL, MONACOLIN, VITAMIN E được bảo tồn toàn vẹn, giúp sản phẩm luôn giữ được phẩm chất tốt nhất, các chất dinh dường này cũng có hàm lượng cao hơn từ 6 đến 10 lần so với gạo thông thường,…

Sản phẩm Củ cải sấy khô OCOP 3 SAO của HTX SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN NÔNG PHONG – xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

HTX Nông Phong là một trong những HTX đầu tiên trồng chuyên về củ cải ngọt, cà rốt, su hào chỉ phục vụ cho quá trình chế biến sấy khô tại Nam Định với mong muốn tạo nên một sản phẩm đặc sản của quê hương.

Củ cải được trồng theo mô hình sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo nghiêm ngặt quy trình trồng không tồn dư kim loại nặng, không sử dụng thuốc trừ sâu vào thuốc BVTV hoá học.

Cùng với việc phát triển của công nghệ, Hợp tác xã Nông Phong đã áp dụng để sản xuất Củ cải sấy khô bằng phương pháp gia nhiệt đối lưu vẫn giữ được chất dinh dưỡng trong củ cải, đồng thời được cắt sợi rối, thuận tiện trong việc chế biến bữa ăn hàng ngày nhằm có thể đưa sản phẩm củ cải sấy khô đi khắp mọi miền Tổ quốc. Củ cải sấy khô chế biến được rất nhiều món ăn, khi chế biển củ cải có vị giòn, ngọt, dần dần trở thành một món ăn truyền thống không thể thiến trên mâm cơm người Việt.

Cá Nhệch kho tộ Thiết Hiên OCOP 3 SAO của CỬA HÀNG KINH DOANH HẢI SẢN THẮNG HIÊN – xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Cá nhệch kho tô Thiết Hiên dược kho trong niêu đất mang hương vị rất riêng của món cá kho. Cá nhệch kho tộ thường là những con to bằng 2 ngón tay, có cân nặng tầm 600 – 700 gam/con và còn sống, Nhệch lúc này đủ lớn để cho nhiều thịt, thịt Nhệch cũng dai và chắc hơn so với loại cá còn nhỏ. Nguyên liệu đi kèm gồm: riềng, hành tím, ớt, muối, tiêu, đường, nước mắt cốt,… phải đầy đủ nguyên liệu thì hương vị cá kho mới được trọn vẹn.

Cá sau khi sơ chế, cắt khúc, ướp gia vị khoảng 2 tiếng, xếp vào niêu, kho trên bếp củi 8-10 tiếng. Sau đó sẽ được bắt ra vệ sinh bên ngoài niêu sạch sẽ và kho tiếp trong nồi điện khoảng 2 tiếng nữa mới mang ra đậy nắp vung mới (vung đã qua sấy nhiệt); để nguội và tiến hành đóng gói.

Sản phẩm Bột tía tô KOCTA, OCOP 3 SAO của HKD Cơ sở trồng và chế biến nông sản KOCTA – xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

BỘT TÍA TÔ KOCTA được sản xuất bằng công nghệ sấy lạnh hiện đại Nhật Bản và công nghệ nghiền chậm bằng cối đá granit ở nhiệt độ thấp, giúp bảo toàn được dưỡng chất và giữ được màu xanh tự nhiên. Bột tía tô Kocta có mùi thơm đặc trưng, dễ uống. Mỗi ly tía tô tương đương với 100-150g rau tươi, rất tốt cho sức khỏe, tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc.

Định hướng phát triển sản phẩm OCOP huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới

  1. Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm:
    • Huyện sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, huyện sẽ hỗ trợ các chủ thể OCOP trong việc nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ.
  2. Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường:
    • Huyện Nghĩa Hưng sẽ đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP, tạo niềm tin và uy tín cho người tiêu dùng. Huyện cũng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thông qua các kênh thương mại điện tử và xuất khẩu.
  3. Liên kết và hợp tác sản xuất:
    • Khuyến khích các hộ dân liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất và chế biến nông sản, tạo ra các chuỗi giá trị bền vững. Huyện cũng sẽ hỗ trợ việc thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
  4. Phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề truyền thống:
    • Khai thác và phát triển các sản phẩm OCOP từ làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Đồng thời, huyện sẽ hỗ trợ các làng nghề trong việc cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
  5. Tăng cường xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm:
    • Tham gia các hội chợ, triển lãm nông sản trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm OCOP của huyện đến với người tiêu dùng và các đối tác tiềm năng. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.
  6. Đào tạo và nâng cao năng lực cho người dân:
    • Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng và marketing cho các chủ thể OCOP. Đồng thời, huyện sẽ hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận các nguồn vốn và chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Với mục tiêu sản phẩm OCOP của huyện Nghĩa Hưng ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của địa phương, thúc đẩy nền nông nghiệp sạch, bền vững và cạnh tranh trên thị trường nông sản sạch trong và ngoài tỉnh.

 

Trả lời

Kết nối zalo