Giao Thủy phát triển sản phẩm Ocop gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.

mo

Trong xu thế các sản phẩm hàng hóa đang cạnh tranh lớn trên thị trường tìm chỗ đứng thì các doanh nghiệp, hộ gia đình đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe đặt ra trước khi đăng ký kiểm định công nhận tiêu chuẩn Ocop. Điều đó khẳng định người nông dân đã được tiếp cận với thị trường tìm hướng đi cho sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó mở ra hướng đi cho các sản phẩm nông sản có giá trị hàng hóa cao tại Giao Thủy

Là huyện ven biển, những năm gần đây, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh khai thác, chế biến từ những mặt hàng nông sản trở thành sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, từ năm 2020 khi tỉnh phát động chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, an toàn  đã mang đến luồng gió mới, sự sáng tạo trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Đó là cơ sở để các cấp đánh giá, xếp hạng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Đến hết năm 2021 tại địa bàn huyện Giao Thủy đã có 58 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, đa số các sản phẩm đều có mã Qrcode để truy suất nguồn gốc. Đây là hướng đi mới giúp người nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đời hỏi ngày càng cao trên thị trường, từ đó nâng cao thu nhập, giá trị trên mỗi đơn vị sản xuất.

mo

Quy trình làm mật ong sú, vẹt tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy

Nếu như năm 2020 huyện Giao Thủy mới có 3 sản phẩm Ocop của Công ty TNHH hải sản Hùng Vương với các sản phẩm tép moi, cá mai, chả cá và sản phẩm Mật ong sú vẹt Xuân Thủy thì đến năm 2021 huyện Giao Thủy có thêm 53 sản phẩm của 19 xã, thị trấn được công nhận sản phẩm OCOP năm 2021. Đây là sự nỗ lực cố gắng của các địa phương, đơn vị, cơ sở sản xuất trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ tại địa bàn huyện, từ đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

dm

Mô hình kinh tế tuần hoàn của HTX Kinh Tế Nông nghiệp Tuần hoàn Đình Mộc với 4 sản phẩm OCOP năm 2021 và năm 2022 có 6 sản phẩm đã đánh giá tại Hội đồng OCOP cấp tỉnh

      Trong tổng số 53 sản phẩm Ocop cấp huyện năm 2021 có 52 sản phẩm có nguyên liệu từ nông, diêm, ngư nghiệp do chính những người nông dân, ngư dân và diêm dân làm ra. Duy nhất sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch nông thôn với giá trị độc đáo chỉ có ở Giao Thủy đó là sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân. Trong quá trình đánh giá và phân hạng sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá huyện Giao Thủy là một trong những đơn vị có số lượng sản phẩm lớn mang đặc trưng riêng vùng miền, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có giá trị được tỉnh đánh giá cao. Trong đó nhiều sản phẩm nông, hải sản đã được các đơn vị nghiên cứu, tìm hiểu thị trường sản xuất ra các sản phẩm từ vùng nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng được người tiêu dùng lựa chọn trong các bữa ăn gia đình.
nam

Mô hình trồng nấm, sản xuất ra sản phẩm OCOP của HTX nấm Tuấn Hiệp – xã Hồng Thuận

    Nếu như sản phẩm tép moi tự nhiên tại địa bàn khi đánh bắt thủ công về bán tại chỗ với giá trị rất thấp chỉ khoảng 15 ngàn đồng/kg, không thể bảo quản thì đến nay sản phẩm tép moi sấy khô bằng dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản tại Công ty TNHH hải sản Hùng Vương đã giải quyết được mọi vấn đề. Theo đó, giá trị mỗi kg tép moi tươi đã được nâng lên. Người đánh bắt được ký kết thu mua, hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định với chủ phương tiện. Hay các loại cá tạp giá trị thấp thì công nghệ làm nước mắm thủ công truyền thống với thương hiệu nước mắm Sa Châu được chính người dân làng nghề nước mắm Giao Châu làm ra mang hương vị đậm đà, thơm ngon, giàu chất đạm chỉ có tại Giao Thủy. Cùng với đó là rất nhiều sản phẩm tươi, ngon đã được chọn lọc, sơ chế theo quy trình an toàn đảm bảo tiêu chuẩn tới người tiêu dùng khó tính nhất.

Đối với lĩnh vực dược liệu sản phẩm củ gai sấy khô, nấm linh chi, mật ong sú vẹt Xuân Thủy được những người nông dân nghiên cứu làm ra mang lại nhiều giá trị đối với người sử dụng đã được kiểm chứng bới cơ quan chức năng. Các đơn vị như Công ty TNHH Tuấn Hiệp, Việt Khuê, HTX chế biến thủy sản Khang Tường đến từ Vườn quốc gia Xuân Thủy, sơ sở giò chả Phương Long có từ 3-5 sản phẩm đăng ký đạt tiêu chuẩn OCOP. Ngoài ra một số sản phẩm lương thực gồm gạo Đài thơm 8, Nếp cái hoa vàng, dưa lê siêu ngọt, dưa hấu trồng theo công nghệ hữu cơ, sản phẩm muối sạch, muối tinh, muối bột canh với công nghệ tiên tiến được các doanh nghiệp đăng ký sản phẩm đạt chất lượng cao. Tiêu biểu như HTX nấm Tuấn Hiệp có 4 sản phẩm gồm nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm sò trắng và sò nâu, năm 2022 HTX đăng ký thêm 2 sản phẩm là Nem nấm Tuấn Hiệp và Giò nấm Tuấn Hiệp; HTX Khang Tường với 5 sản phẩm hải sản đã được công nhận sản phẩm OCOP 2021 gồm ruốc tôm, tôm he, tôm sú sấy, cá thu, cá vược, năm 2022 HTX đăng ký thêm 5 sản phẩm. Cơ sở Phạm Viết Long xã Giao Yến với 3 sản phẩm giò, chả, ruốc truyền thống chế biến từ thịt lợn sạch.

Sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân

      Đặc biệt một sản phẩm chỉ có tại Giao Thủy đó là văn hóa du lịch sinh thái cộng đồng của HTX du lịch Giao Xuân là sự phối hợp của các thành viên trong việc xây dựng một sản phẩm có giá trị về mặt văn hóa truyền thống mang đặc trưng vùng miền. Có thể nói, mỗi sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP tại Giao Thủy đều là những giá trị được tạo ra bởi những người nông dân thuần túy được nuôi, trồng, sản xuất tại chính địa phương đã mở ra triển vọng trong việc mở rộng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình các cơ sở sản xuất đã được Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Đơn vị tư vấn và Văn phòng NTM huyện tư vấn hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí từ chất lượng, thẩm mỹ, tem nhãn rõ ràng đảm bảo quy chuẩn, công khai ngày sản xuất và hạn sử dụng, các yếu tố tác động đến môi trường, hạ tầng, an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa đều được thẩm định chặt chẽ. Đặc biệt sản phẩm phải có tính cộng đồng thông qua câu chuyện sản phẩm, từ đó nêu bật về giá trị sản phẩm đối với khách hàng và có tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện các thông tin về sản phẩm đã được công khai và đăng ký mã QR truy suất nguồn gốc sản phẩm.

Ngay sau khi sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, việc liên doanh, liên kết cung ứng ra thị trường đã được xúc tiến. Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng nông sản sạch, hệ thống siêu thị đảm bảo tính ổn định. Để khuyến khích các mô hình sản xuất, UBND huyện và các địa phương có cơ chế hỗ trợ kinh phí theo mức độ xếp hạng cũng như thủ tục, hồ sơ báo cáo đăng ký thương hiệu sản phẩm.Từ hướng đi đó, năm 2022 Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Giao Thủy đang tiếp tục tư vấn, hướng dẫn, hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục đăng ký, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng vùng miền. Ngày 12/12/2022 Huyện đã có 32 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đã được Hội đồng của tỉnh đánh giá cao. Như vậy đến hết năm 2022 toàn huyện Giao Thủy có gần 90 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhất là khi các sản phẩm hàng hóa đang cạnh tranh lớn trên thị trường tìm chỗ đứng thì các doanh nghiệp, hộ gia đình tại vùng nông thôn huyện Giao Thủy đã và đang cố gắng, nỗ lực xây dựng thương hiệu đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe đặt ra trước khi đăng ký kiểm định công nhận tiêu chuẩn OCOP. Điều đó khẳng định người nông dân đã được tiếp cận với thị trường tìm hướng đi cho sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó mở ra hướng đi cho các sản phẩm nông sản có giá trị hàng hóa cao tại Giao Thủy./.

Trong xu thế các sản phẩm hàng hóa đang cạnh tranh lớn trên thị trường tìm chỗ đứng thì các doanh nghiệp, hộ gia đình đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe đặt ra trước khi đăng ký kiểm định công nhận tiêu chuẩn Ocop. Điều đó khẳng định người nông dân đã được tiếp cận với thị trường tìm hướng đi cho sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó mở ra hướng đi cho các sản phẩm nông sản có giá trị hàng hóa cao tại Giao Thủy

 

Là huyện ven biển, những năm gần đây, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh khai thác, chế biến từ những mặt hàng nông sản trở thành sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, từ năm 2020 khi tỉnh phát động chương trình mỗi xã một sản phẩm Ocop theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, an toàn  đã mang đến luồng gió mới, sự sáng tạo trong quá trình xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Đó là cơ sở để các cấp đánh giá, xếp hạng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Đến hết năm 2021 tại địa bàn huyện Giao Thủy đã có 58 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, đa số các sản phẩm đều có mã Qrcode để truy suất nguồn gốc. Đây là hướng đi mới giúp người nông dân chuyển đổi tư duy sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đời hỏi ngày càng cao trên thị trường, từ đó nâng cao thu nhập, giá trị trên mỗi đơn vị sản xuất.

Quy trình làm mật ong sú, vẹt tại vùng ngập mặn Vườn quốc gia Xuân Thủy

Nếu như năm 2020 huyện Giao Thủy mới có 3 sản phẩm Ocop của Công ty TNHH hải sản Hùng Vương với các sản phẩm tép moi, cá mai, chả cá và sản phẩm Mật ong sú vẹt Xuân Thủy thì đến năm 2021 huyện Giao Thủy có thêm 53 sản phẩm của 19 xã, thị trấn được công nhận sản phẩm OCOP năm 2021. Đây là sự nỗ lực cố gắng của các địa phương, đơn vị, cơ sở sản xuất trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ tại địa bàn huyện, từ đó quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của HTX Kinh Tế Nông nghiệp Tuần hoàn Đình Mộc với 4 sản phẩm OCOP năm 2021 và năm 2022 có 6 sản phẩm đã đánh giá tại Hội đồng OCOP cấp tỉnh

Trong tổng số 53 sản phẩm Ocop cấp huyện năm 2021 có 52 sản phẩm có nguyên liệu từ nông, diêm, ngư nghiệp do chính những người nông dân, ngư dân và diêm dân làm ra. Duy nhất sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch nông thôn với giá trị độc đáo chỉ có ở Giao Thủy đó là sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng Giao Xuân. Trong quá trình đánh giá và phân hạng sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá huyện Giao Thủy là một trong những đơn vị có số lượng sản phẩm lớn mang đặc trưng riêng vùng miền, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, có giá trị được tỉnh đánh giá cao. Trong đó nhiều sản phẩm nông, hải sản đã được các đơn vị nghiên cứu, tìm hiểu thị trường sản xuất ra các sản phẩm từ vùng nguyên liệu tự nhiên phong phú, đa dạng được người tiêu dùng lựa chọn trong các bữa ăn gia đình.

Mô hình trồng nấm, sản xuất ra sản phẩm OCOP của HTX nấm Tuấn Hiệp – xã Hồng Thuận

Nếu như sản phẩm tép moi tự nhiên tại địa bàn khi đánh bắt thủ công về bán tại chỗ với giá trị rất thấp chỉ khoảng 15 ngàn đồng/kg, không thể bảo quản thì đến nay sản phẩm tép moi sấy khô bằng dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản tại Công ty TNHH hải sản Hùng Vương đã giải quyết được mọi vấn đề. Theo đó, giá trị mỗi kg tép moi tươi đã được nâng lên. Người đánh bắt được ký kết thu mua, hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định với chủ phương tiện. Hay các loại cá tạp giá trị thấp thì công nghệ làm nước mắm thủ công truyền thống với thương hiệu nước mắm Sa Châu được chính người dân làng nghề nước mắm Giao Châu làm ra mang hương vị đậm đà, thơm ngon, giàu chất đạm chỉ có tại Giao Thủy. Cùng với đó là rất nhiều sản phẩm tươi, ngon đã được chọn lọc, sơ chế theo quy trình an toàn đảm bảo tiêu chuẩn tới người tiêu dùng khó tính nhất.

Đối với lĩnh vực dược liệu sản phẩm củ gai sấy khô, nấm linh chi, mật ong sú vẹt Xuân Thủy được những người nông dân nghiên cứu làm ra mang lại nhiều giá trị đối với người sử dụng đã được kiểm chứng bới cơ quan chức năng. Các đơn vị như Công ty TNHH Tuấn Hiệp, Việt Khuê, HTX chế biến thủy sản Khang Tường đến từ Vườn quốc gia Xuân Thủy, sơ sở giò chả Phương Long có từ 3-5 sản phẩm đăng ký đạt tiêu chuẩn OCOP. Ngoài ra một số sản phẩm lương thực gồm gạo Đài thơm 8, Nếp cái hoa vàng, dưa lê siêu ngọt, dưa hấu trồng theo công nghệ hữu cơ, sản phẩm muối sạch, muối tinh, muối bột canh với công nghệ tiên tiến được các doanh nghiệp đăng ký sản phẩm đạt chất lượng cao. Tiêu biểu như HTX nấm Tuấn Hiệp có 4 sản phẩm gồm nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm sò trắng và sò nâu, năm 2022 HTX đăng ký thêm 2 sản phẩm là Nem nấm Tuấn Hiệp và Giò nấm Tuấn Hiệp; HTX Khang Tường với 5 sản phẩm hải sản đã được công nhận sản phẩm OCOP 2021 gồm ruốc tôm, tôm he, tôm sú sấy, cá thu, cá vược, năm 2022 HTX đăng ký thêm 5 sản phẩm. Cơ sở Phạm Viết Long xã Giao Yến với 3 sản phẩm giò, chả, ruốc truyền thống chế biến từ thịt lợn sạch.

Sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng xã Giao Xuân

Đặc biệt một sản phẩm chỉ có tại Giao Thủy đó là văn hóa du lịch sinh thái cộng đồng của HTX du lịch Giao Xuân là sự phối hợp của các thành viên trong việc xây dựng một sản phẩm có giá trị về mặt văn hóa truyền thống mang đặc trưng vùng miền. Có thể nói, mỗi sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP tại Giao Thủy đều là những giá trị được tạo ra bởi những người nông dân thuần túy được nuôi, trồng, sản xuất tại chính địa phương đã mở ra triển vọng trong việc mở rộng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình các cơ sở sản xuất đã được Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, Đơn vị tư vấn và Văn phòng NTM huyện tư vấn hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí từ chất lượng, thẩm mỹ, tem nhãn rõ ràng đảm bảo quy chuẩn, công khai ngày sản xuất và hạn sử dụng, các yếu tố tác động đến môi trường, hạ tầng, an toàn vệ sinh thực phẩm, văn hóa đều được thẩm định chặt chẽ. Đặc biệt sản phẩm phải có tính cộng đồng thông qua câu chuyện sản phẩm, từ đó nêu bật về giá trị sản phẩm đối với khách hàng và có tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện các thông tin về sản phẩm đã được công khai và đăng ký mã QR truy suất nguồn gốc sản phẩm.

Ngay sau khi sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, việc liên doanh, liên kết cung ứng ra thị trường đã được xúc tiến. Sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng nông sản sạch, hệ thống siêu thị đảm bảo tính ổn định. Để khuyến khích các mô hình sản xuất, UBND huyện và các địa phương có cơ chế hỗ trợ kinh phí theo mức độ xếp hạng cũng như thủ tục, hồ sơ báo cáo đăng ký thương hiệu sản phẩm.Từ hướng đi đó, năm 2022 Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Giao Thủy đang tiếp tục tư vấn, hướng dẫn, hộ gia đình, doanh nghiệp tiếp tục đăng ký, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng vùng miền. Ngày 12/12/2022 Huyện đã có 32 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đã được Hội đồng của tỉnh đánh giá cao. Như vậy đến hết năm 2022 toàn huyện Giao Thủy có gần 90 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, nhất là khi các sản phẩm hàng hóa đang cạnh tranh lớn trên thị trường tìm chỗ đứng thì các doanh nghiệp, hộ gia đình tại vùng nông thôn huyện Giao Thủy đã và đang cố gắng, nỗ lực xây dựng thương hiệu đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe đặt ra trước khi đăng ký kiểm định công nhận tiêu chuẩn OCOP. Điều đó khẳng định người nông dân đã được tiếp cận với thị trường tìm hướng đi cho sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, từ đó mở ra hướng đi cho các sản phẩm nông sản có giá trị hàng hóa cao tại Giao Thủy./.

Để lại một bình luận

Kết nối zalo