Sản phẩm OCOP từ làng nghề truyền thống LỤA TƠ TẰM CỔ CHẤT

Từ xa xưa đã có câu “Nam Định có Bến Đò Chè, có Tàu Ngô khách, có nghề ươm tơ…”

Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành làng nghề ươm tơ truyền thống nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Tơ sợi ở đây có nét đặc trưng riêng vì được các nghệ nhân lành nghề làm hoàn toàn bằng tay. Các nghệ nhân trong làng thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và lòng yêu nghề truyền thống của quê hương. Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu cũng như nhân lực tay nghề cao, các sản phẩm tơ tằm ở đây không chỉ được tiêu dùng trong nước mà còn là sản phẩm mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.

 

Sơ lược về lịch sử Làng tơ Cổ Chất

ng nghề ươm tơ Cổ Chất thuộc địa phận xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, nép mình bên dòng sông Ninh hiền hòa. Nghề ươm tơ không chỉ là một nghề truyền thống của người dân Cổ Chất mà còn trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây.

Nghề ươm tơ Cổ Chất phát triển mạnh nhất vào năm 1897 – khi người Pháp phát triển các xưởng dệt tại Nam Định, làng thành vùng trồng nguyên liệu, sản xuất và cung cấp các loại tơ, vải lụa với chất lượng tốt nhất. Ngày ấy, Cổ Chất nói riêng và Trực Ninh nói chung trở thành vùng vành đai nguyên liệu cung cấp cho công ty bông vải sợi Bắc Kỳ lúc bấy giờ.

Đến năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về Kinh thành Thăng Long. Thấy vậy, ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất cũng đã đại diện làng, đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ. Cũng kể từ đây, nghề ươm tơ Cổ Chất mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nổi tiếng khắp vùng. Thương nhân buôn lái trên tàu thuyền ở khắp các nơi đua nhau đổ về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè – một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kì trước năm 1945.

Thương hiệu Chất Silk ra đời như thế nào?

Trải qua thăng trầm thời gian cùng với những biến đổi của nền kinh tế thị trường, làng nghề ươm tơ Cổ Chất vẫn đang cố gắng duy trì và phát triển nghề như giữ gìn nét văn hóa truyền thống lâu đời. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân mà hiện nay làng nghề vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một dần. Là người con sinh ra và lớn lên tại làng, nhiều người trẻ không khỏi tiếc nuối mỗi lần trở lại quê hương.

Với mục tiêu chắp cánh thương hiệu cho các sản phẩm tơ của làng và kết nối với các làng nghề truyền thống lân cận, Hợp tác xã lụa Cổ chất đã xây dựng thương hiệu Chất Silk và đặt những bước chân nhỏ bé đầu tiên trên hành trình tìm lại quá khứ vàng son.

Mang thông điệp “tỏa sáng cùng giá trị đích thực”, các sản phẩm của Chất Silk không chỉ là một lời khẳng định một cách tự hào về nguồn gốc 100% làm thủ công tại Việt Nam, mà còn là một lời cam kết mang tới những sản phẩm chân thật, mộc mạc, hoàn toàn tự nhiên và tuyệt đối an toàn. Trên hết, sản phẩm của Chất Silk còn chứa đựng trong đó cả một câu chuyện về một làng nghề có truyền thống lâu đời cùng tâm huyết của nhiều thế hệ và các nghệ nhân nơi đây.

Sản phẩm được ươm, xe, dệt hoàn toàn thủ công và cắt may tại Hợp tác xã Lụa Cổ Chất, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Ngày 13/12/2022 Sản phẩm được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Nam Định đánh giá rất cao, sản phẩm không những mang lại thu nhập cho các thành viên Hợp tác xã mà còn là cầu nối để giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

Với sản phẩm vải tơ tằm Chất Silk, bạn sẽ tìm thấy chất liệu tơ tằm cao cấp thật gần gũi và xinh xắn trong từng món đồ bình dân và quen thuộc; hơn thế nữa, sợi tơ mộc được ươm, dệt thủ công và mang đậm nét truyền thống còn chứa đựng trong đó văn hóa và cả một phong cách sống mộc mạc, hoài cổ và hòa mình cùng thiên nhiên…

Trả lời

Kết nối zalo