Loạt bài: XÓA ĐIỂM NGHẼN OCOP – Phần II

177030028 209523090984879 4098525434042581820 n
Loạt bài: XÓA ĐIỂM NGHẼN OCOP
Phần II: “NGHẼN” TỪ NHẬN THỨC ĐẾN TIÊU CHÍ
“Chỉ nuôi rồi bán thương phẩm cũng đã có lãi, thu tiền ngay. Nếu tham gia sản phẩm OCOP thì sẽ gặp phải thủ tục rườm rà, bao bì, kiểm định chất lượng, sản phẩm chế biến, sau đó cũng chưa biết có bán được hay không, biết bao giờ thu lãi được”, ông Nguyễn Quyết Chiến, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, một trong những hộ đang nuôi rắn ở địa phương cho biết khi dẫn chúng tôi đi thăm các hộ nuôi trong xã. Ở đây, không chỉ ông Chiến mà nhiều chủ thể chưa mặn mà đến với Chương trình OCOP bởi nhiều trở ngại từ chính người dân, từ đặc thù của sản phẩm, sự hiểu biết về chương trình cũng như những bất cập trong quá trình triển khai.
Ông Hưng còn cho rằng, khi làm sản phẩm OCOP, chi phí sẽ cao hơn, như vậy giá thành sản phẩm sẽ tăng và điều này đặt ra bài toán kinh doanh trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Một trong những yêu cầu quan trọng đạt OCOP là đáp ứng bộ tiêu chí chấm điểm sản phẩm này. Theo Quyết định 1048/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, bộ tiêu chí được xây dựng khá toàn diện từ chất lượng, tiếp thị, tổ chức sản xuất, sức mạnh cộng đồng… với những thang điểm chuẩn, cụ thể. Nhưng cũng chính điều này đang gây khó cho nhiều chủ thể, nhiều sản phẩm đến với OCOP. Thậm chí có chủ thể đã tìm kiếm thêm điểm bằng cách “lách” các tiêu chí.
Tại Hội nghị tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá, qua 3 năm triển khai, một số địa phương chưa chủ động vào cuộc, có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất, đặc biệt là chưa dựa vào lợi thế, thế mạnh của sản phẩm đặc trưng.
Nhìn vào danh sách kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của một số tỉnh, thành năm 2019, không khỏi có những suy nghĩ. Trong số 303 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao của thành phố Hà Nội có tới 123 sản phẩm rau, củ, chiếm 40% tổng sản phẩm; trong đó có những đơn vị có tới 18 sản phẩm rau, củ hữu cơ bằng số lượng sản phẩm OCOP của cả tỉnh Hà Nam. Hay tại tỉnh Nam Định, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình OCOP, có 146 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó có 113 sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, chiếm 92,4%; 7 sản phẩm thuộc ngành đồ uống chiếm 4,8%; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, du lịch nông thôn mỗi loại có 2 sản phẩm, chiếm 1,4% tổng số sản phẩm…
177030028 209523090984879 4098525434042581820 n

Để lại một bình luận

Kết nối zalo