Xây dựng nông thôn mới, tăng cường năng lực của người nông dân

Screenshot 2023 07 18 095231
Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Sáng 17/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 – 2025, đến nay cả nước đã có 73,64% % xã đạt chuẩn NTM. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là 80% số xã đạt chuẩn NTM.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cầu, đường, trường, trạm mà bao gồm đa mục tiêu, trong đó, có 6 chương trình chuyên đề về phát triển du lịch; khoa học và công nghệ; chuyển đổi số; tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự; chương trình OCOP. Ngoài ra còn có các vấn đề như: Bình đẳng giới, dinh dưỡng cho cư dân nông thôn, khuyến nông…

“Hiện, nhiều quốc gia thực hiện chương trình quy nông, quy hương. Không phải tất cả đều về nông thôn, nhưng họ coi nông thôn là vốn quý, di sản, tài sản và họ làm nhiều chương trình du lịch làng nghề, du lịch nông nghiệp nông thôn kích hoạt để chấn hưng nông thôn, để nông thôn trở thành nơi đáng sống, đáng để quay về. Do đó, rất cần có thêm sáng kiến, mô hình mới để các địa phương bắt tay vào thực hiện” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thônBộ trưởng Bộ NN& PTNT ông Lê Minh Hoan: Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn, để làm sao người dân nông thôn hiểu rõ mình là chủ thể, nhà nước chỉ đứng vai trò hỗ trợ.

ĐẾN NAY, CẢ NƯỚC CÓ HƠN 73% SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Phát biểu tại Hội nghị ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Đến nay, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM(tăng 0,6% so với cuối năm 2022), có 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM. Đến hết tháng 5/2023, đã có 7.484 xã hoàn thành tiêu chí về Quy hoạch, đạt 91,5%.

Cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đến tháng 7/2023, đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao (được Bộ NN & PTNT công nhận). Đã có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là HTX, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Đã có 42 sản phẩm OCOP 5 sao (Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận).

Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; đồng thời, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành.

Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025: Có 6.393 xã (78,2%) đạt tiêu chí về Nghèo đa chiều…Đến hết tháng 7/2023 đã có 7.623 xã (93,2%) đạt tiêu chí về văn hóa (tăng 3,2% so với cuối năm 2020);

Với kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2020), cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các địaphương đã chủ động hơn trong triển khai Chương trình ngay từ những năm đầu giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt trong năm 2021, cả nước phải “gồng mình” phòng chống dịch COVID 19, và tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế. Nhưng trong 02 năm (2021 và 2022), Chương trình vẫn hoàn thành mục tiêu được Chính phủ giao, trong đó có một số chỉ tiêu còn vượt so với kế hoạch.

Mục tiêu hoàn thành xây dựng NTM tiếp tục được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025, sau gần 3 năm triển khai, thực hiện, cả nước đã huy động được hơn 1,7 triệu tỷ đồng đầu tư thực hiện Chương trình…Đến nay, Chương trình MTQG xây dựng NTM có tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương cao nhất trong 03 chương trình mục tiêu quốc gia.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn
Ông Ngô Trường Sơn – Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương.

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025, PHẤN ĐẤU CẢ NƯỚC CÓ ÍT NHẤT 80% SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Bên cạnh kết quả đạt được, hiện hệ thống văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình ở cấp trung ương chậm được ban hành, nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phân bổ kế hoạch, giao vốn ngân sách Trung ương.

Một số địa phương còn lúng túng, chậm ban hành các văn bản cụ thể hóa Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2021-2025 theo phân cấp; ban hành Đề án/Kế hoạch triển khai Chương trình chuyên đề, đặc biệt là các chương trình mới như: Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh…

Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương còn chậm. Nhiều địa phương chưa thực hiện việc giải ngân ngay sau khi hoàn thành công tác giao kế hoạch vốn.

Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; (miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sông Hồng: 100%, Bắc Trung Bộ: 87%, Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng sông Cửu Long: 80% số xã đạt chuẩn NTM), trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10%. Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và tháo gỡ các nội dung như: Kết quả xây dựng nông thôn mới, Giải pháp huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới; phát triển các sản phẩm OCOP, những vướng mắc của tỉnh cần xử lý.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn
Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Môi trường là một vấn đề lớn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trong đó việc thu gom và quản lý rác thải chưa được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt là cơ chế tuần hoàn, cơ chế trả lương rác thải còn thấp, không đảm bảo được kịp thời.. Vì thế chúng ta nên tổ chức đấu thầu thu gom, thu tiền của người dân và đảm bảo cho việc thu gom. Đồng thời, vấn đề cây xanh cần được quan tâm, cần phát triển hệ thống cây xanh công viên, vì xu hướng đô thị hóa của đô thị hiện nay cao. Qua đó vấn đề nước sạch cũng được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, cần phải rà soát đánh giá, hệ thống này và có giải pháp riêng và có cơ chế thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt hệ thống nước đầu nguồn.

Đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có 107/111 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt 96,33%; có 33/48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 68,75%; có 09/23 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt 39,13%.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Ninh – ông Nguyễn Minh Sơn: Việc ban hành Nghị định 27 – Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc Gia vẫn bị bó trong hỗ trợ sản xuất, nên ủy quyền lại cho địa phương thực hiện. Đặc biệt chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cần được quan tâm hơn nữa.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn
Bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Qua đó bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết: Hội LHPN Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc được vai trò, trách nhiệm nòng cốt của tổ chức Hội trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ thực hiện tốt vai trò vị trí của người phụ nữ trong mỗi gia đình, trong cộng đồng, xã hội. Đặc biệt, trọng tâm là Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Trung ương Hội đã ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cấp Hội thực hiện các nội dung thành phần được phân công chủ trì, phối hợp thực hiện; cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc nhiệm kỳ 2022-2027. Thời gian qua các cấp Hội Phụ nữ trên cả nước đã chung sức xây dựng các sản phẩm OCOP, nhiều chị em phụ nữ đã trở thành các chủ thể sản xuất ra các phẩm OCOP.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn
Bà Cao Xuân Thu Vân – Phó Chủ tịch Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam.

Còn bà Cao Xuân Thu Vân – Phó Chủ tịch Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam: Với kỳ vọng như hiện nay, hàng OCOP đủ sức sẽ vào các trung tâm và các điểm trưng bày các trung tâm siêu thị lớn…Đặc biệt, bao bì cần phải chú trọng sự phù hợp khi bày hàng ở giá kệ siêu thị, chất lượng sản phẩm cũng nên được nâng cấp phụ thuộc nhu cầu của thị trường.

Tại hội nghị Bộ NN&PTNT 22 sản phẩm của 12 chủ thể đã được Bộ NN&PTNT trao chứng nhận OCOP 5 sao. Các địa phương có sản phẩm OCOP 5 sao được công nhận đợt 1 gồm: Hà Nội ( 2 sản phẩm), Trà Vinh (3 sản phẩm); Kiên Giang (6 sản phẩm); Bình Phước (3 sản phẩm); Bến Tre (4 sản phẩm); Phú Thọ, Đồng Tháp, Nghệ An và Quảng Ninh – mỗi địa phương có 1 sản phẩm OCOP 5 sao.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn

LÀM MỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Phát biểu kết luận Hôi nghị, Bộ trưởng Bộ NN &PTNT chia sẻ: Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn, để làm sao người dân nông thôn hiểu rõ mình là chủ thể, nhà nước chỉ đứng vai trò hỗ trợ.

Bộ trưởng cho biết, quan trọng nhất là tiếp quản tri thức hóa người nông dân, tăng cường năng lực người dân nông thôn để tham gia tự quản, tự lực, xây dựng quê hương, làng xóm của mình, làm sao để mọi người dân nông thôn hiểu được mình là chủ thể của làng quê, của nông thôn. Mỗi người dân cần kích hoạt được ý thức đó là việc của mình còn nhà nước hỗ trợ chỉ là hỗ trợ, chừng nào làm được tư duy đó, chúng ta mới thành công. Do vậy, chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận về nông thôn mới, cách tiếp cận về OCOP, cách tiếp cận về du lịch.

Đối với chương trình OCOP, Bộ trưởng đề nghị: mỗi tỉnh đều có một trung tâm xúc tiến thương mại đầu tư và cần bổ sung cho trung tâm đó thêm chức năng huấn luyện người nông dân làm sản phẩm OCOP hay là khởi nghiệp nông nghiệp. Qua đó, Văn phòng Điều phối NTM cần có bộ phận nghiên cứu những đề tài mới, thiết lập nhóm hệ sinh thái OCOP, nền kinh tế bao trùm mọi người đều được tham gia vào sản xuất, tạo sản phẩm OCOP.

Từ ví dụ, chương trình làng mới của Hàn Quốc “Làm mới chương trình làng mới” thì giờ mình cũng làm “Làm mới chương trình xây dựng nông thôn mới”, một hào khí mới, một cách tiếp cận mới. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng cường năng lực của người dân nông thôn
Thực hiện: Thanh Hậu

Ảnh: Quỳnh Thơ

Đồ họa: Minh Vân

Để lại một bình luận

Kết nối zalo