Năm 2023 tỉnh Nam Định vượt mục tiêu về số sản phẩm OCOP

5 1

Trong năm 2023 là năm đầu tiên Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thực hiện theo quy trình đánh giá mới theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nội dung Chương trình OCOP theo Kế hoạch đề ra. Các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm truyền thống làng nghề và quan tâm đầu tư, cải tiến, nâng cấp sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Năm 2023 toàn tỉnh công nhận thêm 102 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và là năm thứ 4 liên tiếp ghi nhận số sản phẩm OCOP của tỉnh được công nhận trên 90 sản phẩm. Lũy kế đến hết năm 2023 Tỉnh Nam Định có 431 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên (55 sản phẩm 4 sao và 376 sản phẩm 3 sao), trong đó trong năm 2023 UBND tỉnh đã trình Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cho 02 sản phẩm Nghêu thịt hộp Lenger (của Công ty TNHH thuỷ sản Lenger Việt Nam) và Gạo sạch chất lượng cao 888 (của Công ty TNHH Toản Xuân), năm 2024 tỉnh trình 01 sản phẩm du lịch nông thôn Ecohost Hải Hậu đánh giá, phân hạng tại cấp Trung ương. Tỉnh Nam Định được Trung ương đánh giá là một trong những tỉnh triển khai, thực hiện Chương trình OCOP tốt trên cả nước.

– Về số lượng sản phẩm OCOP phân theo huyện, thành phố: 10/10 huyện, thành phố đều có sản phẩm OCOP trong đó huyện Giao Thủy (105 sản phẩm) và huyện Hải Hậu (102 sản phẩm) là 2 địa phương có nhiều sản phẩm OCOP

1

Về số lượng sản phẩm OCOP 4 sao: Huyện Hải Hậu và thành phố Nam Định là 2 đơn vị có số sản phẩm nhiều nhất tỉnh với 18 sản phẩm, tiếp đó là huyện Giao Thủy với 9 sản phẩm.

2

Đến nay đã có 3 đơn vị cấp huyện là Xuân trường, Giao Thủy, Hải Hậu đã có 100% số xã, thị trấn có sản phẩm OCOP, 2 huyện là Trực Ninh và Vụ Bản chỉ còn 01 xã, thị trấn chưa có sản phẩm OCOP.

3

– Về cơ cấu nhóm sản phẩm của 431 sản phẩm: Chủ yếu các sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn là các sản phẩm thuộc ngành thực phẩm với 402 sản phẩm OCOP (93,3%); 15 sản phẩm thuộc ngành đồ uống (3,5%); 4 sản phẩm thuộc ngành thủ công mỹ nghệ (0,9%); 3 sản phẩm thuộc ngành du lịch nông thôn (0,7%); 7 sản phẩm sinh vật cảnh (1,7%).

4

– Về số lượng chủ thể sản phẩm OCOP: Tổng số có 234 cơ sở sản xuất của 10 huyện, thành phố có sản phẩm OCOP, trong đó có 60 Doanh nghiệp (25,64%) (Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân), 54 Hợp tác xã (23,08%) và 120 Hộ kinh doanh (51,28%).

Công tác tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện nâng cấp sản phẩm được chú trọng và triển khai có hiệu quả: Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã chủ động phối hợp với Đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh và UBND các huyện, thành phố để chỉ đạo thực hiện tốt công tác tư vấn cho các cơ sở sản xuất cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm theo Bộ tiêu chí Chương trình OCOP. Tư vấn, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP bằng nhiều hình thức linh hoạt trực tiếp hoặc trực tuyến qua các nền tảng trực tuyến như zoom, zalo, facebook, điện thoại,… qua đó giúp các cơ sở sản xuất trong việc đầu tư cải tiến, nâng cấp, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, hồ sơ sản phẩm đảm bảo các tiêu chí của Chương trình OCOP. Chất lượng các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh được đánh tốt, hình thức bao bì sản phẩm đẹp, đảm bảo quy định, đặc trưng cho từng địa phương.

5 1

Hình ảnh một buổi tư vấn, hướng dẫn chủ thể OCOP tham gia Chương trình

Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng các sản phẩm OCOP của tỉnh Nam Định được đánh tốt, hình thức bao bì sản phẩm đẹp, đảm bảo quy định, đặc trưng cho từng vùng miền và tiêu biểu như: sản phẩm chế biến từ Ngao của Công ty TNHH thủy sản Lenger Việt Nam, Gạo sạch Quỳnh Thanh của Công ty TNHH Thanh Đoàn, sản phẩm Vải tơ tằm thủ công truyền thống Chất Silk của Hợp tác xã lụa Cổ Chất – làng nghề Cổ chất – xã Phương Định, các sản phẩm chế biến từ thủy sản của huyện Hải Hậu và huyện Giao Thủy,…

Về xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: Xác định công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP là bước cuối và quan trọng của chu trình OCOP thường niên, do đó Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức: Giới thiệu trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh tại Hội chợ của các tỉnh, thành phố; đẩy mạnh giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP trên các trang thương mại điện tử và các mạng xã hội; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh (hỗ trợ quảng bá trên nền tảng mạng xã hội facebook, tiktok, sàn thương mại điện tử shoppe,…),…

6 1Hình ảnh buổi livetreams quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh

– Mục tiêu Chương trình OCOP năm 2024: Xác định sản phẩm OCOP có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và là tiêu chí đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu có thêm từ 40 sản phẩm đạt 3 sao trở lên.

Để lại một bình luận

Kết nối zalo