Phát triển sản phẩm OCOP từ quả ớt

Mặc dù là thương hiệu sinh sau đẻ muộn nhưng nhờ được làm ra từ cái tâm của một lão nông tri điền, sản phẩm tương ớt Quang Minh từ lâu đã dần khẳng định được chỗ đứng và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng không chỉ ở địa bàn huyện Ý Yên mà còn được ưa chuộng trên thị trường của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Thành công có được của ngày hôm nay thật không dễ dàng nhưng chính là quả ngọt xứng đáng với những giọt mồ hôi của ông Lê Thanh Hà – một nông dân có “gan làm giàu” ở thôn Phận, xã Yên Bằng, huyện Ý Yên.

Sản phẩm tương ớt Quang Minh được trưng bày, giới thiệu tại các Phiên chợ nông sản an toàn của tỉnh

Xuất phát từ gia đình thuần nông, một năm chỉ trông chờ vào hai vụ lúa khiến cuộc sống còn nhiều khó khăn, bởi vậy ông Lê Thanh Hà luôn trăn trở phải tìm ra được hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình và lo cho cuộc sống đầy đủ hơn. Với suy nghĩ đó, năm 2015 ông đã đầu tư một số vốn để kinh doanh các mặt hàng mỳ gạo và các loại gia vị phục vụ tiêu dùng. Trong quá trình buôn bán ông nhận thấy nếu chỉ nhập hàng và phân phối cho các đại lý bán lẻ thì hầu như không chủ động được nguồn cung, giá cả và lợi nhuận thu về cũng khó ổn định. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ các loại mặt hàng về gia vị trên thị trường luôn sẵn có. Tiềm năng khả quan trong hướng đi mới đã không ngừng thôi thúc ông Hà quyết tâm tìm tòi phương thức sản xuất để chủ động hơn trong việc cung ứng các mặt hàng gia vị cho thị trường.

Năm 2017, ông Hà quyết định đi vào các tỉnh miền Trung để tìm hiểu các vùng nguyên liệu, học hỏi cách chế biến các loại gia vị như tương ớt, sa tế và một số loại gia vị khác từ nhiều kênh thông tin. Sau khi nắm được các kiến thức cơ bản và ký kết hợp đồng với các nơi cung cấp nguyên liệu chế biến, ông Hà cùng gia đình tiếp tục đầu tư một số máy móc chuyên dụng để triển khai công việc sản xuất các loại gia vị. Ông Hà chia sẻ: Thời gian đầu bắt tay vào làm gặp không ít khó khăn, kinh nghiệm sản xuất chưa có, máy móc chưa được đầy đủ nên việc sản xuất đã nhiều lần bị thất bại, các sản phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu phải loại bỏ rất nhiều. Không nản chí, từ những lần thất bại ông đã rút ra kinh nghiệm để thay đổi cách sản xuất, hoàn thiện máy móc cho phù hợp hơn với việc sản xuất. Sự kiên trì, cầu tiến, ham học hỏi của ông đã được “đền đáp” bằng thành quả. Sản phẩm tương ớt Quang Minh được sản xuất thành công đã có thể cung cấp ra thị trường và được Chi cục quản lý chất lượng Nông – Lâm – Thủy sản tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận là “Cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Giải quyết được khâu sản xuất đầu vào nhưng khó khăn không chỉ dừng ở đó. Việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm mới này lại tiếp tục là một “bài toán” khó đối với ông Hà. Là thương hiệu mới nên trong thời gian đầu, sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng tương ớt, gia vị chưa cao, chủ yếu phục vụ ở quy mô nhỏ, cầu đến đâu, cung đến đó. Đến năm 2018, trong quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã Yên Bằng và các phòng ban có liên quan của huyện đã hỗ trợ, hướng dẫn ông Hà tiến hành đăng kí xây dựng tương ớt, sa tế là sản phẩm OCOP được kiểm định, tạo thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của xã Yên Bằng. Đến năm 2019, sản phẩm tương ớt Quang Minh và sa tế Oi – Hin – Su của cơ sở đã được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Đây chính là đòn bẩy giúp cho các sản phẩm do cơ sở ông Hà sản xuất ra được nhiều người biết đến với thương hiệu Tương ớt Quang Minh. Các sản phẩm tương ớt, sa tế của cơ sở Quang Minh nhiều lần được trưng bày, giới thiệu tại Phiên chợ nông sản an toàn của tỉnh. Thương hiệu được gây dựng bằng chất lượng đã khẳng định uy tín và dần tạo chỗ đứng trên thị trường, mở ra cơ hội sản xuất số lượng lớn để cung ứng cho thị trường trong, ngoài tỉnh, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn lâu dài.

Thị trường tiêu thụ thuận lợi, ông Hà tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm thêm máy móc đáp ứng khối lượng sản xuất tăng dần và đảm bảo dây chuyền hiện đại khép kín từ khi sơ chế nguyên liệu đến khi đóng gói, dán tem mác cho các sản phẩm. Hiện nay, sơ sở có đầy đủ các loại máy móc chuyên dụng như nồi nấu, nồi làm lạnh, máy xay, máy nghiền, dây chuyền đóng chai… Được biết các sản phẩm tương ớt, sa tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh Quang Minh sử dụng hoàn toàn bằng ớt tươi, được sơ chế và ủ theo đúng quy trình, kỹ thuật nên đạt độ thơm ngon đặc trưng. Đặc biệt 100% sản phẩm đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng. Việc lựa chọn kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu tại các vùng miền chuyên canh ở các tỉnh miền Trung, Thái Bình, Hải Dương, Lạng Sơn cũng đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

Sau những thành công với tương ớt và sa tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh Quang Minh dần sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác như tương cà, tương đen, nước tương, giấm, thính gạo. Với đa dạng các mặt hàng, hiện nay các sản phẩm của cơ sở Quang Minh đã có mặt trên nhiều thị trường ở các tỉnh thành như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định… Chia sẻ thêm về sản phẩm của mình, ông Hà phấn khởi bộc bạch: “Bây giờ, đến các quán ăn hay cơ sở kinh doanh nào, khi nhìn thấy các sản phẩm gia vị với thương hiệu của gia đình tôi vui lắm”. Với lượng tiêu thụ lớn tại các thị trường hiện nay, cơ sở sản xuất của gia đình ông Hà thường xuyên duy trì hoạt động sản xuất với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu cung ứng. Bình quân mỗi ngày cơ sở nấu 5 – 6 nồi làm tương ớt, mỗi nồi sản xuất được 300 lít; có lúc cao điểm mỗi ngày nấu khoảng 10 nồi. Mỗi tháng cơ sở sản xuất bình quân khoảng 5000 thùng tương ớt, tương đương với 50 tấn/tháng. Các sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh Quang Minh đều được kiểm định chất lượng thường niên hàng năm, đảm bảo chất lượng và uy tín trên thị trường nông sản sạch của tỉnh. Doanh thu hàng năm của cơ sở sản xuất mang về ước đạt từ 4,5 – 5 tỷ đồng. Từ hộ còn khó khăn đến nay gia đình ông Hà đã trở thành một trong các hộ nông dân làm kinh tế giỏi ở huyện Ý Yên. Không chỉ làm giàu cho gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh của gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương với thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/ tháng và một số lao động thời vụ.

Định hướng phát triển sản phẩm tương ớt Quang Minh

Ông Lê Thanh Hà chia sẻ về định hướng phát triển trong tương lai của sản phẩm tương ớt Quang Minh. Cụ thể, ông sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ dừng lại ở các loại tương ớt và sa tế mà còn nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại gia vị mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, ông Hà sẽ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Đặc biệt, việc xây dựng thương hiệu bền vững, quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền thông và mạng xã hội cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để nâng cao giá trị và uy tín của sản phẩm tương ớt Quang Minh.

Ý tưởng phát triển sản phẩm rộng hơn

  1. Phát triển thêm các dòng sản phẩm gia vị:
    • Ngoài tương ớt và sa tế, ông Hà có thể phát triển thêm các dòng sản phẩm gia vị khác như tương đen, nước tương, giấm, thính gạo, bột gia vị tự nhiên, và các loại sốt nướng.
    • Tìm hiểu và sản xuất các loại gia vị đặc trưng của các vùng miền khác nhau để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
  2. Ứng dụng công nghệ hiện đại:
    • Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để áp dụng các công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
    • Xây dựng các dây chuyền sản xuất tự động hóa, giảm thiểu sai sót và tăng năng suất lao động.
  3. Phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường:
    • Xây dựng chiến lược marketing bài bản để quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và các kênh thương mại điện tử.
    • Tăng cường hợp tác với các nhà phân phối lớn, siêu thị và cửa hàng tiện lợi để đưa sản phẩm vào các kênh bán lẻ hiện đại.
  4. Phát triển sản phẩm hữu cơ:
    • Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện nay, ông Hà có thể nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm gia vị hữu cơ, sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không chất bảo quản và phụ gia hóa học.
    • Xây dựng thương hiệu gia vị hữu cơ, tạo niềm tin và thu hút nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe và môi trường.
  5. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc:
    • Áp dụng công nghệ blockchain để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra và tin tưởng vào chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.
    • Tăng cường minh bạch trong quy trình sản xuất và cam kết chất lượng với khách hàng.
  6. Tăng cường liên kết với nông dân:
    • Xây dựng mô hình hợp tác xã, liên kết với nông dân để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và chất lượng cao.
    • Hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hy vọng rằng không chỉ thương hiệu tương ớt Quang Minh mà còn nhiều sản phẩm OCOP của huyện Ý Yên sẽ ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên khắp các thị trường nông sản sạch trong và ngoài tỉnh, mang lại nguồn lợi cho nông dân trong huyện, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp sạch của huyện ngày càng phát triển bền vững

Trả lời

Kết nối zalo